06/04/2021, 14:47

Visitor Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ - Design Pattern trong Java

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Visitor Pattern trong Java. Đây là một Design Pattern cuối cùng thuộc nhóm Behavioral Pattern. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các khái niệm liên quan đến Visitor Pattern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình ...

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Visitor Pattern trong Java. Đây là một Design Pattern cuối cùng thuộc nhóm Behavioral Pattern.

Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các khái niệm liên quan đến Visitor Pattern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình đơn giản.

Vistor Pattern là gì?

Visitor Pattern được sử dụng để chuyển logic hoạt động từ từng phần riêng lẻ của một group sang một class mới. Class mới này thực hiện các thao tác bằng cách sử dụng dữ liệu từ mỗi phần tử riêng lẻ đó.

Điều này được thực hiện bằng cách làm cho các phần tử chấp nhận một "Visitor". Visitor này sẽ thực hiện các thay đổi trong một class riêng biệt, mà không thay đổi các cấu trúc của lớp đã truy cập. Điều này giúp các bạn dễ dàng thêm chức năng mới mà không cần thay đổi các lớp đã truy cập.

Chương trình đơn giản với Visitor Pattern.

Chúng ta sẽ tạo một chương trình để quản lý một shop bán các item và thanh toán các item mà khách hàng đã mua.

Để bắt đầu với chương trình này chúng ta sẽ tạo một interface Item.

Item.java
public interface Item {
    public int accept(Visitor visitor);
}

Tiếp đến chúng ta sẽ tạo một class Visitor.

Visitor.java
public interface Visitor {
    int visit(Pen pen);
    int visit(Notebook notebook);
}

Sau đó sẽ xác định các mặc hàng mà shop bán: Pen, Notebook.

Pen.java
public class Pen implements Item {
    private int price;
    private String model;

    public Pen(int price, String model) {
        this.price = price;
        this.model = model;
    }

    public int getPrice() {
        return price;
    }

    public String getModel() {
        return model;
    }

    @Override
    public int accept(Visitor visitor) {
        return visitor.visit(this);
    }
}
Notebook.java
public class Notebook implements Item {
    private int price;
    private int numberOfPages;

    public Notebook(int price, int numberOfPages) {
        this.price = price;
        this.numberOfPages = numberOfPages;
    }

    public int getPrice() {
        return price;
    }

    public int getNumberOfPages() {
        return numberOfPages;
    }

    @Override
    public int accept(Visitor visitor) {
        return visitor.visit(this);
    }
}

Bây giờ chúng ta sẽ tạo một class VisitorImpl, class này sẽ có logic riêng để tính giá cả cho các mặt hàng bán trong shop.

VisitorImpl.java
public class VisitorImpl implements Visitor {

    @Override
    public int visit(Pen pen) {
        int price = pen.getPrice();
        System.out.println(pen.getModel() + " chi phí " + price);
        return price;
    }

    @Override
    public int visit(Notebook notebook) {
        int price = 0;
        if(notebook.getNumberOfPages() > 250) {
            price = notebook.getPrice()-5;
        } else {
            price = notebook.getPrice();
        }
        System.out.println("Chi phí máy tính xách tay " + price);

        return price;
    }
}

Để minh họa cho chương trình, chúng ta sẽ tạo một class Main để thực hiện chạy chương trình và kiểm tra kết quả.

VisitorPattern.java
public class VisitorPattern {
    public static void main(String[] args) {
        Item[] items = new Item[]{new Pen(10, "Pen"), new Pen(5, "Pen"), new Notebook(50, 150), new Notebook(75, 300)};

        int total = getTotalPrice(items);
        System.out.println("Tổng giá các mặt hàng: " + total);

        System.out.println("-------------------------------");
        System.out.println("Chương trình này được đăng tại Zaidap.com.net");
    }

    private static int getTotalPrice(Item[] items) {
        Visitor visitor = new VisitorImpl();
        int result = 0;
        for(Item item : items) {
            result = result + item.accept(visitor);
        }
        return result;
    }
}

Kết quả sau khi chạy chương trình:

visitor pattern PNG

Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Visitor Pattern trong Java. Chúc các bạn thực hiện thành công!!!

Trần Trung Dũng

15 chủ đề

2610 bài viết

Cùng chủ đề
0