06/04/2021, 14:47

Observer Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ - Design Pattern trong Java

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Observer Pattern trong Java. Đây là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Behavioral Pattern. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các khái niệm liên quan đến Observer Patern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương ...

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Observer Pattern trong Java. Đây là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Behavioral Pattern.

Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt các khái niệm liên quan đến Observer Patern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình đơn giản.

Observer Pattern là gì?

Observer Pattern được sử dụng để theo dõi trạng thái của một object nhất định. Thường là trong một nhóm hoặc một mối quan hệ một - nhiều.

Trong những trường hợp như vậy, hầu hết thời gian và trạng thái thay đổi của một object sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của phần còn lại. Vì vậy, phải có một hệ thống ghi nhận lại những thay đổi, và thông báo cho các object khác.

Mặc dù Java cung cấp cả một class và interface có lưu ý đến pattern này. Nhưng nó không phổ biến vì nó không được thực hiện một cách lý tưởng.

Chương trình đơn giản với Observer Pattern.

Để minh họa cho pattern này, chúng ta sẽ xây dựng một small office với CEO, Manager, LeadProgrammer và Programmer.

Programmer sẽ được quan sát bởi cấp trên của anh ta, họ có thể đưa ra ý kiến về anh ta. Dựa trên mức độ làm việc của anh ta như thế nào.

Programmer.java
import java.util.ArrayList;
import java.util.List;

public class Programmer {
    private List<Observer> observers = new ArrayList<>();
    private String state;

    public String getState() {
        return state;
    }

    public void setState(String state) {
        this.state = state;
        notifyObservers();
    }

    public void attach(Observer observer) {
        observers.add(observer);
    }

    public void notifyObservers() {
        for (Observer observer : observers) {
            observer.update();
        }
    }
}

Chúng ta sẽ tạo một abstract class Observer, trong class này chứa các điểm chung.

Observer.java
public abstract class Observer {
    protected Programmer programmer;
    public abstract void update();
}

Tiếp đến chúng ta sẽ tạo các class extends từ abstract class ở trên. Bao gồm các class: CEO, Manager, LeadProgrammer. Mỗi class trên đều có một cách triển khai riêng, tùy thuộc vào công việc của họ.

CEO.java
public class CEO extends Observer {

    public CEO(Programmer programmer) {
        this.programmer = programmer;
        this.programmer.attach(this);
    }

    @Override
    public void update() {
        if(this.programmer.getState().equalsIgnoreCase("Thành công!!!")) {
            System.out.println("Giám đốc điều hành hài lòng với Quản lý và Lập trình viên chính.");
        } else {
            System.out.println("CEO không hài lòng với Quản lý và Lập trình viên trưởng.");
        }
    }
}

CEO sẽ không trực tiếp quan tâm đến Programmer, mà thay vào đó CEO quan tâm đến kết quả nằm trong tay của Manager và Lead Programmer.

Manager.java
public class Manager extends Observer {

    public Manager(Programmer programmer) {
        this.programmer = programmer;
        this.programmer.attach(this);
    }

    @Override
    public void update() {
        if(this.programmer.getState().equalsIgnoreCase("Thành công!!!")) {
            System.out.println("Người quản lý hài lòng với Lập trình viên chính và Lập trình viên này.");
        } else {
            System.out.println("Người quản lý không hài lòng với Lập trình viên chính và Lập trình viên này.");
        }
    }
}

Manager chủ yếu sẽ quan tâm đến việc Lead Programmer có hướng dẫn Programmer thực hiện tốt công việc được giao hay không.

LeadProgrammer.java
public class LeadProgrammer extends Observer {

    public LeadProgrammer(Programmer programmer) {
        this.programmer = programmer;
        this.programmer.attach(this);
    }

    @Override
    public void update() {
        if(this.programmer.getState().equalsIgnoreCase("Thành công!!!")) {
            System.out.println("Lập trình viên trưởng tự hào về Lập trình viên của mình.");
        } else {
            System.out.println("Lập trình viên trưởng không tự hào về Lập trình viên của mình.");
        }
    }
}

Và cuối cùng, Lead Programmer sẽ quan tâm đến tất cả những việc mà Programmer làm.

Để minh họa cho điều này, chúng ta sẽ tạo một class để thực hiện chạy chương trình và kiểm tra kết quả.

Main.java
public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        Programmer programmer = new Programmer();

        new CEO(programmer);
        new Manager(programmer);
        new LeadProgrammer(programmer);

        System.out.println("Lập trình viên đã thực hiện thành công công việc của mình!");
        programmer.setState("Thành công!!!");
        System.out.println("				----------------------------------");
        System.out.println("Lập trình viên không thực hiện được nhiệm vụ mới của mình.");
        programmer.setState("Thất bại!!!");

        System.out.println("				------------------------------------------");
        System.out.println("Chương trình này được đăng tại Zaidap.com.net");
    }
}

Kết quả sau khi chạy chương trình:

observer pattern PNG

Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Observer Pattern trong Java. Chúc các bạn thực hiện thành công !!!!

Trần Trung Dũng

15 chủ đề

2610 bài viết

Cùng chủ đề
0