Hàm xử lý Number trong Javascript - Javascript căn bản
Trong bài tìm hiểu đối tượng Number trong Javascript mình đã giới thiệu với các bạn cách hoạt động và một số lưu ý, vậy thì trong bài này mình sẽ tiếp tục viết về Number và mình sẽ giới thiệu các hàm thường được dùng để xử lý Number trong Javascript. Các hàm xử lý mình chia làm hai nhóm chính, ...
Trong bài tìm hiểu đối tượng Number trong Javascript mình đã giới thiệu với các bạn cách hoạt động và một số lưu ý, vậy thì trong bài này mình sẽ tiếp tục viết về Number và mình sẽ giới thiệu các hàm thường được dùng để xử lý Number trong Javascript.
Các hàm xử lý mình chia làm hai nhóm chính, thứ nhất là nhóm toàn cục và thứ hai là nhóm cục bộ, nhóm toàn cục tức là những hàm không nằm trong đối tượng Number và nhóm cục bộ tức là những hàm nằm trong đối tượng Number.
Nhóm toàn cục:
Number(type)
trả về một number và định dạng cơ sốtype
= (nhị phân, thập phân, thập lục phân)parseFloat()
chuyển sang một số floatparseInt()
chuyển sang một số integer
Nhóm cục bộ:
toString()
chuyển sang kiểu stringtoFixed(n)
chuyển sang số cón
số lẻ ở đằng sautoPrecision(n)
chuyển sang số có chiều dài làn
valueOf()
lấy giá trị của biến hoặc một giá trị nào đó
1. Hàm xử lý Number toàn cục
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ba hàm toàn cục trên.
Number()
Dùng để chuyển đổi một biến hoặc một giá trị nào đó sang kiểu number, nó chuyển tất cả các định dạng như Boolean, Date, String. Nếu trường hợp giá trị cần chuyển đổi không thể chuyển sang Number được thì nó sẽ chuyển sang giá trị mặc định là NaN
.
Ví dụ: XEM DEMO
var boolean_true = true; Number(boolean_true); // returns 1 var boolean_false = false; Number(boolean_false); // returns 0 var string_str = 'Zaidap.com.net'; Number(string_str); // returns NaN var string_num = '100'; Number(boolstring_numean_true); // returns 100 var date = new Date(); Number(boolean_true); // returns 1
parseInt()
Hàm này có tác dụng giống như hàm Number()
, tuy nhiên có một số điểm khác biệt như sau:
- Nếu chuỗi có các ký tự đầu tiên là các con số và ở đằng sau là chữ cái thì nó sẽ lấy các số đầu tiên đó và chuyển thành kiểu number. Trường hợp này nếu dùng hàm
Number()
thì nó sẽ chuyển thànhNaN
. - Nếu dữ liệu ở các định dạng khác string thì nó sẽ chuyển thành
NaN
Ví dụ: XEM DEMO
var boolean_true = true; parseInt(boolean_true); // returns NaN var boolean_false = false; parseInt(boolean_false);// returns NaN var string_str = '10 Zaidap.com.net'; parseInt(string_str); // returns 10 var string_num = '100'; parseInt(string_num); // returns 100 var date = new Date(); parseInt(boolean_true); // returns NaN
parseFloat()
Hàm này chuyển dữ liệu sang định dạng float, về cách sử dụng nó giống với hàm parseInt()
.
Ví dụ: XEM DEMO
var boolean_true = true; parseFloat(boolean_true); // returns NaN var boolean_false = false; parseFloat(boolean_false); // returns NaN var string_str = '10.2 Zaidap.com.net'; parseFloat(string_str); // returns 10.2 var string_num = '100'; parseFloat(string_num); // returns 100 var date = new Date(); parseFloat(boolean_true); // returns NaN
2. Hàm xử lý Number cục bộ
Những hàm cục bộ phải gắn liền với đối tượng Number cụ thể, ví dụ khi bạn khởi tạo một biến var x = 12
thì lúc này x
có tất cả các hàm cục bộ đó. Ngoài ra bạn có thể sử dụng cặp mở đóng ()
để bao quanh một biểu thức hoặc một giá trị thì vẫn sử dụng bình thường.
Ví dụ:
var x = 12; x.toString(); (12).toString(); (12 + 12).toString();
toString()
Hàm toString()
có tác dụng chuyển đổi Number sang kiểu String.
Ví dụ: XEM DEMO
var x = 123; typeof x; // number x = x.toString(); typeof x; // string typeof 12; // number typeof (12).toString(); // string
toFixed(n)
Hàm này có tác dụng chuyển một số sang một số có n
số lẻ ở sau nó và có làm tròn.
Ví dụ: XEM DEMO
var x = 5.656; x.toFixed(0); // returns 6 x.toFixed(2); // returns 5.66 x.toFixed(4); // returns 5.6560 x.toFixed(6); // returns 5.656000
toPrecision(n)
Hàm này có tác dụng chuyển một số thành số có chiều dài là n
, hàm này khác với hàm toFixed()
ở chỗ hàm toFixed()
chuyển thành số có n
số lẻ ở đằng sau. Có một điều lưu ý là tham số n
phải luôn luôn lớn hơn 0
và nếu bạn không truyền tham số vào thì mặc định nó lấy luôn chiều dài ban đầu.
Ví dụ: XEM DEMO
var x = 5.656; x.toPrecision(); // returns 5.656 x.toPrecision(2); // returns 5.6 x.toPrecision(4); // returns 5.656 x.toPrecision(6); // returns 5.65600
valueOf()
Hàm valueOf()
có tác dụng lấy giá trị của một biến hoặc một giá trị khác - ý nghĩa là lấy giá trị của (cái gì đó).
Hàm này thực chất không sử dụng nhiều vì thông thường ta lấy giá trị trực tiếp luôn.
Ví dụ: XEM DEMO
var x = 123 + 12;
x.valueOf(); // returns 135
(2 + 3).valueOf(); // returns 5
Ngoài kiểu number ra thì hàm valueOf()
còn có thể sử dụng được với bất kì các kiểu dữ liệu khác.
3. Lời kết
Vậy là mình giới thiệu xong 7 hàm thường hay sử dụng trong Javascript để xử lý Number, trong các hàm trên thì mỗi hàm có tác dụng khác nhau và tồn tại ở một mức độ khác nhau (toàn cục, cục bộ) nên bạn cần lưu ý kẻo sử dụng nhầm lẫn.
Một lưu ý nữa là khi bạn thực hiện các phép toán thông thường như cộng, trừ, nhân, chia thì bạn phải chắc chắn dữ liệu truyền vào phải là kiểu Number thì kết quả mới trả về chính xác, vì vậy thông thường với những dữ liệu không chắc chắn là kiểu number thì bạn nên dùng hàm parseInt()
hoặc Number()
để chuyển đổi trước khi tính toán.