30/09/2018, 16:06

Lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh hay nền giáo dục?

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/206297/canh-bao-tu-khao-sat-bat-ngo-cua-mot-thay-giao.html

Nguyễn Minh Dũng viết 18:13 ngày 30/09/2018

1.Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

Gà, cái này Đạt biết. Sửa xe đạp đơn giản thì được còn phức tạp thì thua

2.Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi “chó ngoi nác lụt” (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.

“chó ngoi nác lụt”

3.Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.

Mới biết nấu cơm trong năm nay

4.Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

Nhớ mỗi sinh nhật vợ

5.Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

Ngày đi học đọc rất nhiều sách và truyện các kiểu. Nhưng bị nhà cấm nên đọc trong bóng tối, giờ cận mất tiêu

6.Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

Không hiểu ý câu này lắm.

BaoLe viết 18:18 ngày 30/09/2018

Anh Đạt cũng khỏe nhỉ. Nếu có thất nghiệp thì còn món sửa xe đạp phòng thân.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:11 ngày 30/09/2018

À bên này sửa xe đạp hơi bị ngon. Có hôm trước con ốc lỏng 1 tí ra nhờ vặn lại, ông sửa xe đạp lấy $1. Còn xe mà hơi hơi bị cái gì rờ vào là $10 -> $20. Sau này có thất nghiệp ra sửa xe đạp chắc giàu sớm

KhoiNguyen viết 18:08 ngày 30/09/2018

đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa

Biết code là được rồi.Biết gì lắm dzậy

Nguyen Hai viết 18:19 ngày 30/09/2018

thấy bài báo này hay nhất câu này, càng đọc càng thấy cái hay của nó

Chắc các em sẽ toại nguyện

Nguyễn Minh Dũng viết 18:11 ngày 30/09/2018

Hix, bài báo này viết rất sâu sắc. Thực ra cái này lỗi không phải do học sinh. Nếu Đạt là người được hỏi thời điểm đang là học sinh 12 thì cũng dính tùm lum lỗi trong mấy câu hỏi đó.

Cái này là do hệ thống giáo dục và do tư duy của học sinh. Nếu giáo dục không tốt mà tư duy không mở rộng nữa thì khó mà phát triển nổi. Khó chồng thêm khó.

ngocdao135 viết 18:14 ngày 30/09/2018

Vậy nên xe hỏng là quang luôn cái xe. Khỏi sửa

ngocdao135 viết 18:08 ngày 30/09/2018

Cách tốt nhất để nhớ sinh nhật vợ là hãy quên nó 1 lần

Tung Pham Thanh viết 18:17 ngày 30/09/2018
  1. Cái này dễ ẹc. Ko biết sửa xe sao biển thủ tiền đi chơi starcraft dc
  2. Hồi c3, tuần nào cũng đi bơi
  3. Nghĩa vụ quân sự hàng ngày
  4. Nhớ khoảng trên dưới 10 ng
  5. Đọc cực nhiều sách, truyện, truyện tranh vì quá rảnh
  6. Chưa đi học thêm bao h (ngoài việc đi học AV vì ở trường dạy chán thấy tía). Ý sau chắc là ám chỉ các em ko có hoài bão lớn
Nguyễn Minh Dũng viết 18:12 ngày 30/09/2018

6.Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

em ko có hoài bão lớn

Có mùi Dám bảo làm cán bộ nhà nước là không có hoài bão hả mày. Thích lên phường uống trà

Tran Huan viết 18:18 ngày 30/09/2018

Anh em cứ tưởng tượng nền giáo dục Việt Nam như là một lò nuôi gà đá vậy đó, [quote=“ltd, post:7, topic:1403”]
Thực
[/quote]

Anh Đạt cứ thích troll anh em :))

Nguyễn Minh Dũng viết 18:13 ngày 30/09/2018

Ở mình dạy bị thiếu thực tế :(, cả sinh viên nữa chứ đừng nói học sinh. Chỉ học những gì có trên trường ngoài ra không biết cái gì khác cả.

lò nuôi gà đá vậy đó

Ờ luyện riết chừng ra đời chỉ có ăn với đi đá gà thôi.

Thực tế khắc nghiệt viết 18:23 ngày 30/09/2018

tự tay lắp ráp một chiếc xe đạp so với ngồi xem 1 clip về người khác lắp ráp 1 chiếc xe đạp là hoàn toàn khác nhau chưa kể ở việt nam k xem clip mà xem hình . Nước ngoài giỏi hơn Việt Nam vì họ chủ động còn nước nhà thì bị động! trường ngta có phòng thực hành riêng và đầy đủ. Chưa kể dã ngoại hay đi xem quy trình làm việc tại trung tâm hay công ty! như thế bảo sao so sánh đc! Việt nam thì tham nhũng cao như vậy lấy j nước ngoài ngta dám hỗ trợ cho phát triển đc!

Nguyễn Minh Dũng viết 18:07 ngày 30/09/2018

tự tay lắp ráp một chiếc xe đạp so với ngồi xem 1 clip về người khác lắp ráp 1 chiếc xe đạp là hoàn toàn khác nhau chưa kể ở việt nam k xem clip mà xem hình . Nước ngoài giỏi hơn Việt Nam vì họ chủ động còn nước nhà thì bị động! trường ngta có phòng thực hành riêng và đầy đủ. Chưa kể dã ngoại hay đi xem quy trình làm việc tại trung tâm hay công ty! như thế bảo sao so sánh đc! Việt nam thì tham nhũng cao như vậy lấy j nước ngoài ngta dám hỗ trợ cho phát triển đc!

Vậy em có giải pháp gì không? Hôm trước mới gặp anh @huutaivn trong dịp anh Tài đi làm cái nghiên cứu số xyz về vấn đề “tại Singapore làm được XYZ zmà VN làm không được”, anh Tài nói một câu mà giờ vẫn còn nhớ “Được phép chê, nhưng mà chê xong phải có giải pháp. Chứ chê suông mà không có giải pháp thì đừng chê”

Thực tế khắc nghiệt viết 18:17 ngày 30/09/2018

giải pháp e có e mới dám tí toe! nhưng có 3 loại thái độ : thứ nhất là bàng quan, thứ 2 là phê phán 1 cách tiêu cực ( như là chưa khả quan ,…), thứ 3 là chấp nhận tiêu cực. Ở VN e thấy 3 thái độ trên k ổn cả! cho phép e nói 1 chút về cái nhìn : ở Vn so vs nước ngoài khác nhau xa lắm đó chính là hoặt động của bộ máy nhà nước a ạ! Ai là người Việt lại chẳng yêu nước muốn nước nhà phát triển để tự hào và hưởng thụ cuộc sống ! Nhưng sợ nhất là " KHÔNG ĐƯỢC PHÉP". nói tới đây e nghĩ chắc a hiểu! " KHÔNG ĐƯỢC PHÉP" nó rộng lắm anh.
Vậy bjo xin đc phép nêu giải pháp của e : công nghệ phát triển ta có thể đem nó vào! như sau: 1 bài học trên lớp về cách làm 1 cái chong chóng tre chẳng hạn; khi đi học về trẻ sẽ quên vì nó mải chơi game xem hoạt hinh, phụ ba mẹ chẳng hạn,… thế thì đối với những trẻ mê game khi qua 1 lv chẳng hạn chúng ta sẽ thiết lập 1 câu hỏi mang tính chất giải toán hoặc thiết kế 1 game cho những đứa trẻ mê game gồm những lý thuyết của môn học nào đó chẳng hạn! trẻ chơi fb đúng không tại sao thầy cô không lợi dụng hẹn trẻ nên fb của môn học đó và post ảnh thành quả cũng như bình luận cách làm chong chóng tre! bình luận nào hay cô cho điểm + chẳng hạn! giải pháp ko khó vấn đề là ai tài trợ và có được phép ko? quảng cáo 15s thế thì dành 5s để đố mẹo hoặc nhắc 1 tiện ích! chugns ta có thể xây dựng tool và những tiện ích đó cho từng lớp từng ngành là chuyện ko khó!
Giờ a Đạt có thắc mắc j cứ hỏi e sẽ trả lời a thuyết phục!

Thực tế khắc nghiệt viết 18:11 ngày 30/09/2018

chất xúc tác của giải pháp này là 1 mầm sống! 1 người có ý tưởng và sẽ tập trung thêm người! ( DÁM LÀM )
ở nước ngoài chỉ cần có ý tưởng nêu ra ngta thấy có 2 từ " TƯƠNG LAI" là ngta tài trợ và cổ vũ hết mình. VN thì sao? như a Đạt làm thế vợ con thế a có dám làm ko? ! vì thế ng Vn ta ăn rau muống nói chuyện thế giới thôi.

viết 18:17 ngày 30/09/2018

> 6.Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

Không hiểu ý câu này lắm.

Chắc bài viết phản ánh tình trạng “thạc sỹ giấy” đó a Đạt, dạng như thừa thầy thiếu thợ ấy…

Tran Huan viết 18:12 ngày 30/09/2018

Có giải pháp chứ anh Đạt, nhiều người đưa ra giải pháp rồi. Nhưng không làm được vì vấn đề chính trị và ở VN chưa hội đủ yếu tố để làm. “Được phép chê” dĩ nhiên là mọi công dân đều có quyền này rồi, còn chuyện “có giải pháp mới được chê” là không đúng, ví như anh nghe một bài hát mà dở quá đi thì anh chê, nhạc sĩ bảo với anh rằng có giải pháp làm cho nó hay hơn không mà chê bai có ngon thì làm đi. Vậy thì nói làm gì nữa

Nguyễn Minh Dũng viết 18:22 ngày 30/09/2018

@huutaivn vào nhận xét vụ này giúp em đi.

@tranhuanltv đồng ý với ví dụ của em, cứng họng rồi

lifehack.vn viết 18:14 ngày 30/09/2018

2.Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi “chó ngoi nác lụt” (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.

Anh bình luận cái này tý. Hiện tại anh thấy 1 tín hiệu vui là ở Hồ Chí Minh, người ta đang phổ cập bơi cho học sinh tiểu học. Hi vọng là phong trào này sẽ nhân rộng ra cả nước. Còn anh phổ cập bơi cho con anh từ lúc 7 tháng, haha.

Bài liên quan
0