06/04/2021, 14:48

Bài 04: Tìm hiểu Scope và rootScope trong AngularJS - AngularJS căn bản

Các ví dụ ở bài trước chúng ta đã sử dụng đối tượng $scope rất nhiều rồi và tôi cũng đa có giải thích tác dụng và cách dùng của nó, nhưng để các bạn dễ hình dung hơn thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn đối tượng $scope này. Nhưng trước khi bắt đầu bạn nên ôn kỹ các bài trước đã nhé. 1. ...

Các ví dụ ở bài trước chúng ta đã sử dụng đối tượng $scope rất nhiều rồi và tôi cũng đa có giải thích tác dụng và cách dùng của nó, nhưng để các bạn dễ hình dung hơn thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn đối tượng $scope này. Nhưng trước khi bắt đầu bạn nên ôn kỹ các bài trước đã nhé.

1. Scope là gì?

$scope là một object (đối tượng) có nhiệm vụ giao tiếp dữ liệu giữa controller và view của ứng dụng. Nó sẽ thực hiện dưới dạng biểu thức, nghĩa là ở model sẽ được khai báo đúng với quy cách thì đối tượng scope sẽ truyền hành động (function) hoặc dữ liệu tương ứng và ta có thể truyền các sự kiện thông qua đối tượng này.

Scopes cung cấp các biểu thức giống như các template engine hiện nay, ví dụ để hiển thị username thì ta sẽ khai báo là {{username}} và ở controller chúng ta chỉ việc gán $scope.username = 'something' thì đối tượng này sẽ lấy key có tên là username gán vào view {{username}}.

$scope là cầu nối giữa controller và view

Điều này mình thấy cũng đúng thật, nghĩa là bạn thêm dữ liệu cho $scope ở controller thì nếu bên view có khai báo theo đúng quy tắc thì nó sẽ tự đống gán thông tin vào đúng vị trí đó. 

Ví dụ: XEM DEMO

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title></title>
        <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8">
        <script src="http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.2.15/angular.min.js"></script>
    </head>
    <body ng-app="myapp">
        <div ng-controller="MyController">
            Nhập tên của bạn:
            <input type="text" value="" ng-model="username">
            <button ng-click='sayHello()'>In thông báo</button>
            <hr>
            {{greeting}}
        </div>
        <script>
            angular.module('myapp', [])
            .controller('MyController', ['$scope', function($scope) 
            {
                $scope.sayHello = function() {
                  $scope.greeting = 'Xin chào ' + $scope.username + '!';
                };
            }]);
        </script>
    </body>
</html>
Trong ví dụ này tôi khai báo một action ng-click ="sayHello()" có ý nghĩa rằng khi click vào input đó thì nó sẽ gọi đến hàm sayHello() mà ta định nghĩa trong $scope ở controller.

$scope.sayHello = function() {
  $scope.greeting = 'Xin chào ' + $scope.username + '!';
};

Trong hàm sayHello() có nhiệm vụ là đổi giá trị cho gretting, điều này có nghĩa là nó đang gán lại giá trị cho view ở biểu thức {{greeting}}

Ngoài ra tôi còn khai báo thêm input có thuộc tính ng-model="username" 

<input type="text" value="" ng-model="username">

Điều này có nghĩa rằng ta đang khai báo đây là một model với key của nó là username, muốn lấy dữ liệu của nó chỉ cần sử dụng $scope như sau "$scope.username", và muốn gán thì ta sẽ dùng cú pháp $scope.username = 'giá trị'

2. Phạm vi ảnh hưởng của $scope

Trong một ứng dụng AngularJS thì ta có thể có nhiều Controller, nhiều $scope khác nhau. Các bạn xem ví dụ dưới đây:

XEM DEMO

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title></title>
        <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8">
        <script src="http://ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.2.15/angular.min.js"></script>
        <style>
            .show-scope-demo.ng-scope,
            .show-scope-demo .ng-scope  {
                border: 1px solid red;
                margin: 3px;
            }
            .show-scope-demo .ng-scope .ng-scope{
                border:solid 1px blue;
            }
        </style>
    </head>
    <body ng-app="myapp">
        <div class="show-scope-demo">
            <div ng-controller="GreetController">
                Hello {{name}}!
            </div>
            <div ng-controller="ListController">
                Hello {{name}}!
            </div>
        </div>
        <script>
            angular.module("myapp", [])
                    .controller('GreetController', function ($scope){
                        $scope.name = 'Nguyễn Văn Cường';
                    })
                    .controller('ListController', function ($scope){
                        $scope.name = 'Học Lập Trình Online';
                    });
        </script>
    </body>
</html>

Trong đó đoạn code dưới đây là khai báo view thứ nhất:

<div ng-controller="GreetController">
    Hello {{name}}!
</div>
Tương ứng với controller khai báo trong view là đoạn JS:

.controller('GreetController', function ($scope){
    $scope.name = 'Nguyễn Văn Cường';
})
Đoạn code sau khai bái view thứ hai:

<div ng-controller="ListController">
    Hello {{name}}!
</div>
Tương ứng với controller khai báo trong view là đoạn JS:

.controller('ListController', function ($scope){
    $scope.name = 'Học Lập Trình Online';
});

Như vậy rõ ràng trong 2 view có hai giá trị {{name}} thì làm sao $scope nhận biết mà truyền dữ liệu được? Đó chính là do ta khai báo ng-controller ở div bên ngoài nên trong đoạn js nó hiểu là giá trị {{name}} nằm trong controller hiện tại. Chạy lên giao diện như sau:

phạm vi hoạt động của scope

3. Tìm Hiểu $rootScope 

Tiếp tục ví dụ ở phần 2, bây giờ ta sẽ đổi một chút cú pháp của đoạn mã AngularJS như sau:

XEM DEMO

<script>
    angular.module("myapp", [])
            .controller('GreetController', function ($scope, $rootScope){
                $rootScope.name = 'Học Lập';
            })
            .controller('ListController', function ($scope){

            });
</script>
Trong đoạn ví dụ này sự khác biệt chính là ở đoạn mã JS Controller thứ nhất có thêm tham số $rootScope, và ở đoạn Controller thứ hai thì không xử lý gì cả. Chạy lên các bạn thấy giao diện như sau:

scope root

Như vậy rõ ràng đoạn code trên mình không truyền giá trị cho $scope ở cả 2 controller mà bên view vẫn có? Đó là vì biến $rootScope. Điều này có nghĩa là khi ứng dụng được chạy thì sẽ có một $rootScope được tự động tạo, $rootScope là bậc cao nhất nên sẽ bao quát hết các $scope bên trong nó, điêu này không giống với $scope là chỉ ảnh hưởng trong phạm vi của controller.

4. $scope lồng nhau

Bây giờ ta sẽ thêm một controller ngoài cùng bao cả hai controller như ở ví dụ trên, mã HTML lại như sau:

XEM DEMO

<div class="show-scope-demo">
    <div ng-controller="TopController">
        <div ng-controller="GreetController">
            Hello {{name}}!
        </div>
        <div ng-controller="ListController">
            Hello {{name}}!
        </div>
        {{name}}
    </div>
</div>
Và đoạn JS sửa lại chút:

angular.module("myapp", [])
        .controller('TopController', function ($scope){
            $scope.name = 'demo';
        })
        .controller('GreetController', function ($scope){

        })
        .controller('ListController', function ($scope){

        });
Chạy lên giao diện như sau:

Scope lồng nhau

Các bạn thấy trong 2 controller bên trong mình không code gì cả mà tại sao view vẫn nhận được giá trị? Đó chính là do controller ngoài cùng mình khai báo $scope.name = 'demo' nên nó sẽ nhận cả bên trong. 

Bây giờ bạn sửa đoạn code JS lại một xíu: 

XEM DEMO

angular.module("myapp", [])
        .controller('TopController', function ($scope){
            $scope.name = 'demo';
        })
        .controller('GreetController', function ($scope){
            $scope.name = 'Zaidap.com';
        })
        .controller('ListController', function ($scope){
            $scope.name = 'Coder';
        });
Chạy lên giao diện sẽ như sau:

scope long nhau 2 png

Thú vị phải không nào, theo nguyên tắc chạy thì controller thứ nhất ngoài cùng sẽ chạy trước và tất cả các {{name}} đều có giá trị là demo, nhưng các controller còn lại nó tự gán lại giá trị cho các {{name}}  của nó nên giá trị demo sẽ bị ghi đè thành giá trị mới.

Khi nói tới $rootScope$scope lồng nhau thì rất nhiều ví dụ nhưng mình chỉ đưa ra được bấy nhiêu đây thôi, còn lại các bạn tự test để rút ra bài học nhé vì mình không thể trình bày full ở đây được, mong các bạn thông cảm.

5. Bật Firebug để xem các class tự tạo trong angularjs

Tới đây không biết bạn có thắc mắc tại sao các kết quả trên có đường viền màu đỏ và màu xanh không? Đấy là do mình khai báo trong đoạn CSS:

.show-scope-demo .ng-scope  {
    border: 1px solid red;
    margin: 3px;
}
.show-scope-demo .ng-scope .ng-scope{
    border:solid 1px blue;
}
Đoạn CSS này báo rằng class .ng-scope thứ nhất sẽ là border màu đỏ, class .ng-scope thứ hai sẽ là border màu xanh. Nhưng đoạn mã HTML mình không có tạo class này mà tạo sao kết quả vẫn có? Đó là tại vì AngularJS tự động thêm vào đấy các bạn. Ứng dụng có bao nhiêu $scope (controller) thì nó sẽ tạo bấy nhiêu cái, nếu lồng nhau thì class đó sẽ tạo lồng nhau. Không tin các bạn xem hình dưới đây nhé:

scope long nhau 3 png

Ô màu đỏ tượng trưng cho border màu đỏ, ô màu xanh tượng trưng cho border màu xanh.

6. Lời kết

Nói về $scope thật sự còn rất nhiều nhưng vì phạm vi bài quá dài nên mình sẽ tạm dừng ở đây, nếu chúng ta tiếp tục tìm hiểu $scope nâng cao thì bản thân mình thấy chưa cần thiết, vì chúng ta phải thực hành nhiều và nhiều hơn nữa, nếu đi quá nhiều thì bạn sẽ không nhớ bao nhiêu. Nên vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu ở một bài nào đó tiếp theo trong serie này nhé. 

Vũ Văn Thanh

12 chủ đề

2597 bài viết

Cùng chủ đề
0