06/04/2021, 14:48

Bài 21: Services trong AngularJS và cách tạo Service mới - AngularJS căn bản

Có lẽ bạn từng nghe qua khái niệm Service rồi nhỉ, chẳng hạn như Service trong PHP thì nhiệm vụ của nó giống như là một API dùng để trả kết quả về cho client. Đối với AngularJS thì nó cũng không có gì khác, service chính là những hàm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. 1. Service trong ...

Có lẽ bạn từng nghe qua khái niệm Service rồi nhỉ, chẳng hạn như Service trong PHP thì nhiệm vụ của nó giống như là một API dùng để trả kết quả về cho client. Đối với AngularJS thì nó cũng không có gì khác, service chính là những hàm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. 

1. Service trong angularjs

Service trong AngularJS đóng một vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng được viết bằng AngularJS, hiện có những service có sẵn mà Angular đã cung cấp cho chúng ta, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng thêm bằng cách tạo một Service mới. Sau đây là danh sách các Service có sẵn trong AngularJS:

  • $anchorScroll
  • $animate
  • $cacheFactory
  • $compile
  • $controller
  • $document
  • $exceptionHandler
  • $filter
  • $http
  • $httpBackend
  • $interpolate
  • $interval
  • $locale
  • $location
  • $log
  • $parse
  • $q
  • $rootElement
  • $rootScope
  • $sce
  • $sceDelegate
  • $templateCache
  • $templateRequest
  • $timeout
  • $window

Trong danh sách này mỗi service sẽ có một nhiệm vụ nhất định. Ví dụ như với Service $http có nhiệm vụ gửi, trao đổi thông tin với Server thôn qua ajax.Và các bạn để ý thấy tên của Service sẽ bắt đầu bằng ký hiệu đô la $, điều này có nghĩa rằng tất cả những service có sẵn chúng ta phải có ký hiệu này đằng trước.

2. Các tạo Service mới trong AngularJS

Có hai cách để chúng ta định nghĩa một Service mới như sau:

  • Sử dụng Factory method
  • Sử dụng Service method

Bây giờ chúng ta tìm hiểu từng cách nhé.

Tạo service mới bằng Factory method

Ví dụ: Viết chương trình gồm một ô input, khi nhập nếu giá trị chia hết cho 2 thì xuất ra màn hình thông báo chia hết cho 2, ngược lại thì không thông báo gì.

Bài giải: XEM DEMO

<!doctype html>
<html lang="vi">
    <head>
        <meta charset="UTF-8">
        <title>Ví dụ sử dụng Service trong AngularJS - Zaidap.com.net</title>
        <script src="//ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.3.2/angular.min.js"></script>
        <style>
            *{margin:0;padding:0}
            body{margin:20px;}
        </style>
        <script>
            /*
             * Author: thehalfheart@gmail.com
             * Website: Zaidap.com.net
             */
            
            // Lưu module vào biến
            var module = angular.module('myServiceModule', []);
            
            // Khai báo controller
            module.controller('MyController', ['$scope','kiem_tra_so_chan', function ($scope, kiem_tra_so_chan) 
            {
                $scope.xuat_thong_bao = function() {
                    kiem_tra_so_chan($scope.number);
                };
            }]);
            
            // Tạo service kiểm tra số chẵn
            module.factory('kiem_tra_so_chan', function($window)
            {
                return function(number)
                {
                    if (number % 2 == 0) {
                        $window.alert("Số " + number + " là số chẵn");
                    }
                };
            });
        </script>
    </head>
    <body ng-app="myServiceModule" ng-author="thehalfheart@gmail.com" ng-website="Zaidap.com.net">
        <div id="simple" ng-controller="MyController">
        <p>Nhập vào số chẵn thì sẽ thông báo lên màn hình</p>
        <input ng-model="number" ng-change="xuat_thong_bao()"/>
      </div>
    </body>
</html>
Kết quả: Khi chạy lên bạn nhập vào nếu là số chẵn thì sẽ có thông báo, ngược lại sẽ không có thông báo. Như vậy hoàn toàn giống với yêu cầu đề bài, bây giờ chúng ta mổ xẻ các hàm trong nó nhé. Trong đoạn code trên bạn cần chú ý tới đoạn code sau:

// Tạo service kiểm tra số chẵn
module.factory('kiem_tra_so_chan', function($window)
{
    return function(number)
    {
        if (number % 2 == 0) {
            $window.alert("Số " + number + " là số chẵn");
        }
    };
});
Đây chính là đoạn mã tạo service với tên là  kiem_tra_so_chan, service này sẽ sử dụng service có sẵn $window để xử lý alert thông tin lên. Trong thân hàm tham số truyền vào của đoạn mã return là biến number, như vậy khi controller sử dụng service này sẽ phải truyền giá trị number vào, cách truyền chính là đoạn code này :

kiem_tra_so_chan($scope.number);

Tạo Service mới bằng Service method

Ví dụ: Viết chương trình giống như ví dụ ở sử dụng Factory tạo service, thay vì dùng Factory method thì dùng Service method

Bài giải: XEM DEMO

<!doctype html>
<html lang="vi">
    <head>
        <meta charset="UTF-8">
        <title>Ví dụ sử dụng Service trong AngularJS - Zaidap.com.net</title>
        <script src="//ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.3.2/angular.min.js"></script>
        <style>
            *{margin:0;padding:0}
            body{margin:20px;}
        </style>
        <script>
            /*
             * Author: thehalfheart@gmail.com
             * Website: Zaidap.com.net
             */
            
            // Lưu module vào biến
            var module = angular.module('myServiceModule', []);
            
            // Khai báo controller
            module.controller('MyController', ['$scope','kiem_tra_so_chan', function ($scope, kiem_tra_so_chan) 
            {
                $scope.xuat_thong_bao = function() {
                    kiem_tra_so_chan($scope.number);
                };
            }]);
            
            // Tạo service kiểm tra số chẵn
            module.service('kiem_tra_so_chan', function($window)
            {
                return function(number)
                {
                    if (number % 2 == 0) {
                        $window.alert("Số " + number + " là số chẵn");
                    }
                };
            });
        </script>
    </head>
    <body ng-app="myServiceModule" ng-author="thehalfheart@gmail.com" ng-website="Zaidap.com.net">
        <div id="simple" ng-controller="MyController">
        <p>Nhập vào số chẵn thì sẽ thông báo lên màn hình</p>
        <input ng-model="number" ng-change="xuat_thong_bao()"/>
      </div>
    </body>
</html>
Các bạn để ý kỹ thấy nội dung file không có gì thay đổi cả, sự khác nhau chỉ là thay chữ factory thành service và kết quả thì y chang nhau.

3. Gọi service trong service

Việc gọi một service có sẵn trong một service tạo mới thì không có gì đặc biệt, nhưng nếu hai service được tạo mới hoàn toàn thì gọi lẫn nhau có được không? Điều này hoàn toàn được nha bạn. Bây giờ chúng ta làm một ví dụ nhỏ để minh chứng cho điều này.

Ví dụ: Thực hiện lại ví dụ ở phần 2 nhưng chia làm hai service khác nhau, service 1 dùng để kiểm tra một số có phải số chẵn hay không, service 2 có nhiệm vụ validate giá trị và sử dụng service 1 để kiểm tra. Điều này giống như bạn tạo một hàm validate, trong hàm validate sử dụng hàm kiem_tra_so_chan.

Bài giải: XEM DEMO

<!doctype html>
<html lang="vi">
    <head>
        <meta charset="UTF-8">
        <title>Ví dụ sử dụng Service trong AngularJS - Zaidap.com.net</title>
        <script src="//ajax.googleapis.com/ajax/libs/angularjs/1.3.2/angular.min.js"></script>
        <style>
            *{margin:0;padding:0}
            body{margin:20px;}
        </style>
        <script>
            /*
             * Author: thehalfheart@gmail.com
             * Website: Zaidap.com.net
             */
            
            // Lưu module vào biến
            var module = angular.module('myServiceModule', []);
            
            // Khai báo controller
            module.controller('MyController', ['$scope','validate', function ($scope, validate) 
            {
                $scope.xuat_thong_bao = function() {
                    validate($scope.number);
                };
            }]);
            
            // Tạo service kiểm tra số chẵn
            module.service('validate', function($window, kiem_tra_so_chan)
            {
                return function(number)
                {
                    if (kiem_tra_so_chan(number)) {
                        $window.alert("Số " + number + " là số chẵn");
                    }
                };
            });
            
            // Tạo service kiểm tra số chẵn
            module.service('kiem_tra_so_chan', function()
            {
                return function(number)
                {
                    return(number % 2 == 0);
                };
            });
        </script>
    </head>
    <body ng-app="myServiceModule" ng-author="thehalfheart@gmail.com" ng-website="Zaidap.com.net">
        <div id="simple" ng-controller="MyController">
        <p>Nhập vào số chẵn thì sẽ thông báo lên màn hình</p>
        <input ng-model="number" ng-change="xuat_thong_bao()"/>
      </div>
    </body>
</html>
Chạy lên kết quả vẫn không có gì khác.

4. Lời kết

Bạn thấy service tuyệt vời phải không nào, các ví dụ cách sử dụng service trong angularjs này cũng không có gì khó nên hy vọng các bạn nắm được bài. Các bài  tìm hiểu Directive vẫn chưa hết nhưng tôi muốn chuyển sang service để các bạn không cảm thấy chán, đây cũng là bài đầu tiên tìm hiểu về service nên chặng đường còn rất dài nhưng đừng nản chí nhé.

Vũ Văn Thanh

12 chủ đề

2597 bài viết

Cùng chủ đề
0