06/04/2021, 14:49

Hướng dẫn tạo hiệu ứng animations với javascript - How t

Animations dịch sang tiếng việt có nghĩa là chuyển động, đúng với cái tên của nó, các hiệu ứng Animations sẽ khiến cho các phần tử thực hiện các chuyển động. Việc thêm các hiệu ứng Animations sẽ khiến website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Ví dụ như khi bạn thêm một sản ...

Animations dịch sang tiếng việt có nghĩa là chuyển động, đúng với cái tên của nó, các hiệu ứng Animations sẽ khiến cho các phần tử thực hiện các chuyển động. Việc thêm các hiệu ứng Animations sẽ khiến website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Ví dụ như khi bạn thêm một sản phẩm vào giỏ hàng, việc hình ảnh sản phẩm di chuyển đến giỏ hàng sẽ sinh động hơn rất nhiều so với việc chỉ hiển thị thông báo thông thường.

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hiệu ứng Animations với Javascript.

1. Xây dựng giao diện

Bước đầu tiên là xây dựng phần giao diện, các bạn tạo file index.html và đặt đoạn mã HTML dưới đây vào trong thẻ body:

Code
<div class="container">
  <h2>Zaidap.com.net hướng dẫn tạo hiệu ứng Animation</h2>
  <button id="btn" onclick="myMove()">Xem kết quả</button>
  <div id ="myContainer">
    <div id ="myAnimation"></div>
  </div>
</div>

Giờ ta đã có các thành phần nền rồi, mình tiếp tục sử dụng CSS để định dạng cho các thành phần dễ nhìn hơn, các bạn thêm đoạn mã CSS dưới đây vào bên trong thẻ style nhé:

Code RUN
.container {
  width: 500px;
  margin: auto;
  text-align: center;
}
#myContainer {
  width: 400px;
  height: 400px;
  margin: auto;
  position: relative;
  background: #222222;
}
#myAnimation {
  width: 50px;
  height: 50px;
  position: absolute;
  background-color: #FF0000;
}
#btn {
  width: 150px;
  height: 40px;
  margin: 20px;
}

Đoạn mã này rất cơ bản nên mình cũng không giải thích nữa. Giờ ta sẽ chuyển đến bước tiếp theo.

2. Xử lí với Javascript

Sau khi đã hoàn thành phần giao diện, việc tiếp theo của chúng ta là thêm các xử lí javascript để các danh sách có thể hoạt động, các bạn đặt đoạn mã script dưới đây vào sau thẻ body nhé:

Code RUN
<script type="text/javascript">
  function myMove() {
    var btn = document.getElementById("btn"); 
    btn.style.display = "none";
    var elem = document.getElementById("myAnimation");   
    var pos = 0;
    var id = setInterval(frame, 10);
    function frame() {
      if (pos == 350) {
        clearInterval(id);
      } else {
        pos++; 
        elem.style.top = pos + 'px'; 
        elem.style.left = pos + 'px'; 
      }
    }
  }
</script>

Thuật toán mình sử dụng  ở đây khá đơn giản:

  • Đầu tiên mình sẽ lấy thành phần chuyển động elem, tiếp đến là khai báo biến pos = 0 đại diện cho vị trí hiện tại và biến id = setInterval(frame, 10); tức lại cứ sau 10 mili giây sẽ gọi hàm frame 1 lần.
  • Tiếp đến mình sẽ định nghĩa hàm frame, Nếu vị trí đã bằng 350 thì dừng việc gọi hàm frame, ngược lại thì tăng biến pos lên 1 đơn vị và đặt vị trí cho elem theo pos. Như vậy khi chưa đến vị trí 350, thì mỗi 10 mili giây phần elem sẽ di chuyển 1px.

Xong rồi giờ các bạn chạy file index.html để xem thành quả nhé.

3. Lời kết

Qua bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn tạo hiệu ứng Animation, hi vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm sự lựa chọn khi xây dựng website. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn hãy để lại ở phần bình luận, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo trên Zaidap.com.net

Tham khảo: w3schools.com

DEMO

Chuyên đề học lập trình web: Học phần HTML / CSS

Đây là chương thứ nhất trong chuyên đề tự học lập trình web với PHP. Trong chương này chúng ta sẽ học HTML và CSS trước.

Các bạn hãy sub kênh để ủng hộ mình nhé. Link chuyên đê tại đây.

Trịnh Tiến Mạnh

27 chủ đề

6824 bài viết

Cùng chủ đề
0